Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

19 Tháng Ba 2024

Y phục xứng kỳ đức

Thứ Tư 24/02/2021 | 10:05 GMT+7

VHO- Năm 2013, lần đầu tiên tôi đến hòn đảo du lịch xinh đẹp Bali (Indonesia) nhân dịp dự Diễn đàn Văn hóa Thế giới lần thứ nhất. Tất nhiên là có rất nhiều ấn tượng liên quan đến địa điểm được mệnh danh là Thiên đường du lịch của châu Á này, nhưng điều tôi tâm đắc nhất chính là những giá trị văn hóa tạo nên sự hấp dẫn cho một điểm đến. Chắc chắn, xét về mặt cảnh quan tự nhiên, Bali cũng sẽ giống như muôn vàn các hòn đảo tuyệt vời khác. Điều làm nên vẻ đẹp độc đáo của Bali chính là vẻ đẹp từ các công trình tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, nghệ thuật biểu diễn tinh tế, sự nhiệt thành, cởi mở của người dân..

 Và chắc chắn, những người làm du lịch ở đây hiểu rõ hơn ai hết những lợi thế này, và cũng chắc chắn, họ cho những lợi thế này phát huy hơn nữa để tạo ra độc đáo Bali.

Câu chuyện chúng ta ở đây dừng lại ở một chi tiết là, khi đoàn của chúng tôi đến đền Pure Tirta Empul hay Pura Besakih, một trong những chi tiết hết sức quan trọng phải sử dụng một chiếc khăn để quấn ngang thắt lưng thì mới được vào tham quan. Các điểm linh thiêng này buộc du khách phải có trang phục phù hợp. Tôi nhận thấy, quy định không gây ra phản ứng tiêu cực từ phía các du khách, ngược lại, tạo ra sự linh thiêng, bíẩn, hấp dẫn hơn cho các địa điểm tâm linh này. Ở Việt Nam chúng ta, một số đền chùa cũng quy định, và thậm ch ícó những chiếc khăn che riêng để các du khách đến thể hiện lòng thành kính. Như thế để thấy được rằng, ví dụ ở Bali, một số di tích ở Việt Nam hay còn nhiều nơi nữa trên thế giới, việc sử dụng trang phục ở những nơi linh thiêng, địa điểm tín ngưỡng những quy định mang tính văn hóa, thể hiện trách nhiệm đạo đức, sự kính trọng của người mặc đối với thế giới thiêng.

Quay lại sự việc gần đây mà các phương tiện truyền thông đưa tin về những phụ nữ ăn mặc quá gợi cảm, thậm chí không sử dụng “nội y” để đến chụp ảnh tại các địa điểm tín ngưỡng, tâm linh, một lần nữa là tiếng chuông báo động cho văn hóa sử dụng trang phục ở những điểm này. Tuy ăn mặc sở thích cá nhân, mang tính riêng tư nhưng rõ ràng việc ăn mặc không chỉ thể hiện trình độ văn của bản thân, mà còn thể hiện cả sự tôn trọng đối với người khác, với cộng đồng. Chính vì thế, việc chúng ta mặc gì, mặc thế nào, mặc ở đâu, mặc khi nào luôn là một chủ đề cần nhận được sự quan tâm đầy đủ. Cổ nhân từng nói “y phục xứng kỳ đức” như một lời răn dạy cách chúng ta ăn mặc để trân trọng chính bản thân, từ đó trân trọng những người xung quanh chúng ta. Ăn mặc đẹp, phù hợp cũng là cách chúng ta tôn vinh giá trị cuộc sống và làm đẹp cho xã hội! 

PGS.TS BÙI HOÀI SƠN

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top