Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

28 Tháng Ba 2024

“Căng” thanh khoản, nhiều ngân hàng “rục rịch” tăng lãi suất

Thứ Bảy 05/06/2021 | 11:06 GMT+7

VHO-Lãi suất và giá trị giao dịch trên liên ngân hàng liên tục tăng, trong khi một số ngân hàng tầm nhỏ, tầm trung cũng có những động thái điều chỉnh biểu lãi suất huy động theo hướng tăng ở một số kỳ hạn.

Nhiều ngân hàng tăng nhẹ lãi suất huy động

Trong biểu lãi suất huy động vừa công bố, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) đã điều chỉnh tăng ở một số kỳ hạn. Theo đó, mức tăng từ 0,1-0,3% so với trước đó.

Cụ thể, lãi suất huy động kỳ hạn 1-5 tháng tăng từ 3,35-3,65%/năm, lên mức từ 3,4-3,8%/năm; các kỳ hạn 6-11 tháng cũng tăng 0,2% lên mức 5,2-5,5%/năm. Ở kỳ hạn 12 tháng, lãi suất huy động tại quầy tăng nhẹ 0,1 điểm %, lên 5,7%/năm, trong khi với tiền gửi online mức lãi suất lên tới 6,15%/năm, tăng 0,35 điểm %.

Các kỳ hạn dài 24-36 tháng, lãi suất tiết kiệm đều tăng 0,3 điểm % so với tháng trước, lên mức 6,55%/năm với kỳ hạn 24 tháng; 6,4%/năm với kỳ hạn 36 tháng…

Tín dụng tăng mạnh những tháng đầu năm khiến thanh khoản một số ngân hàng trở nên căng thẳng hơn

Tương tự, tại Sacombank biểu lãi suất huy động mới áp dụng từ 10/5 cũng tăng từ 0,1-0,2 %/năm với nhiều kỳ hạn. Theo đó, lãi suất tiết kiệm tại quầy kỳ hạn 2 tháng là 3,5%/năm; kỳ hạn 3-5 tháng là 3,6%/năm; kỳ hạn 6 tháng lên mức 5%/năm… Các kỳ hạn này đều có lãi suất huy động tăng thêm 0,2 điểm % so với trước đó.

Các kỳ hạn 12 - 24 tháng, 36 tháng tại ngân hàng này hiện có mức lãi suất huy động lần lượt là 5,7%/năm và 6,4%/năm, tăng 0,1%/năm so với trước đó. Tương tự, với hình thức gửi online, lãi suất huy động tại Sacombank cũng tăng 0,1-0,2%/năm.

Còn Ngân hàng TPBank bổ sung thêm gói tài khoản Đắc lộc, với lãi suất cao nhất ở kỳ hạn 12 tháng là 6,5%/năm, cao hơn 0,5 điểm % so với lãi suất gửi tiết kiệm thông thường.

Trong khi đó, trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất cũng có xu hướng tăng mạnh trở lại từ cuối tháng 4/2021 đến nay, với mức tăng 0,3 - 0,5%/năm. Chỉ tính riêng 3 tuần đầu tháng 5/2021, lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm đã tăng từ 1,13%/năm lên 1,23%/năm, quy mô giao dịch tăng từ gần 114.000 tỷ đồng/ngày trong tuần đầu tháng 5 lên 122.000 tỷ đồng/ngày vào tuần thứ ba.

Lãi suất chỉ tăng cục bộ

Theo TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, lãi suất có xu hướng tăng nhẹ những ngày gần đây là do thanh khoản của hệ thống không còn quá dư thừa như năm 2020, tín dụng tăng mạnh so với cùng kỳ, trong khi huy động vốn không tăng cùng tốc độ.

Bên cạnh đó, lãi suất huy động thấp thời gian qua cũng khiến một phần dòng tiền dịch chuyển từ kênh tiết kiệm sang chứng khoán, bất động sản, khiến các ngân hàng phải có động thái tăng lãi suất trở lại.

Tuy nhiên, tại các ngân hàng lớn, thanh khoản vẫn rất dồi dào. Bằng chứng là nhóm các ngân hàng quốc doanh (Agribank, BIDV, VietinBank, Vietcombank) thì vẫn giữ nguyên biểu lãi suất tiền gửi áp dụng trước đó.

Theo bà Nguyễn Thị Phượng, Phó Tổng giám đốc Agribank, lãi suất liên ngân hàng tăng thời gian gần đây chủ yếu xuất phát từ nhu cầu thanh khoản của một số ngân hàng nhỏ, còn tại các ngân hàng lớn, thanh khoản vẫn dồi dào, ổn định.

Tương tự, ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch HĐQT Vietcombank chia sẻ, dù dẫn đầu quy mô tín dụng, song thanh khoản tại Vietcombank đang rất dồi dào, ngân hàng đang là nhà cho vay lớn nhất trên thị trường liên ngân hàng. Do dư thừa nguồn vốn, để tăng hiệu quả kinh doanh, lãnh đạo ngân hàng này đề ra kế hoạch không tăng trưởng nguồn vốn huy động và duy trì mặt bằng lãi suất huy động thấp hơn các ngân hàng khác khoảng 0,2%.

Tuy nhiên, ở một số ngân hàng tầm nhỏ và tâm trung, việc tín dụng tăng mạnh trở lại những tháng đầu năm đã khiến những ngân hàng này rơi vào tình trạng cho vay chạm trần về Chỉ số cho vay/huy động (LDR).

Cụ thể, theo Thông tư số 22/2019/TT-NHNN, tỷ lệ LDR tối đa của các ngân hàng thương mại là 85%, tức huy động được 100 đồng, thì chỉ được cho vay 85 đồng. Tuy nhiên, hiện tỷ lệ LDR của nhiều ngân hàng đã ngấp nghé hoặc vượt 100%.

Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cũng cho thấy tỷ lệ tăng trưởng tín dụng đang cao hơn tăng trưởng cho vay. Điều này dẫn đến khả năng thanh khoản một số ngân hàng trở nên căng thẳng hơn.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng việc tăng lãi suất không phải là xu hướng, mà chỉ là động thái cục bộ ở một số ngân hàng. TS Cấn Văn Lực cho rằng, mặt bằng lãi suất vẫn ổn định trong vài quý tới và chỉ có khả năng tăng nhẹ vào cuối năm, nếu tín dụng tăng mạnh.

Tương tự, Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cũng nhận định, dù thanh khoản hệ thống ngân hàng bớt dồi dào so với thời điểm đầu năm, nhưng vẫn tốt hơn rất nhiều so với thời điểm trước khi Covid-19 bùng phát. Vì vậy, lãi suất nhích lên là chưa đáng ngại.

Print
Tags:

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top