Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

29 Tháng Ba 2024

Bảo tồn hệ thống ma nhai cổ trên Ngũ Hành Sơn

Thứ Hai 12/07/2021 | 11:11 GMT+7

VHO- Theo khảo sát, Di tích quốc gia đặc biệt Ngũ Hành Sơn hiện còn lưu dấu rất nhiều bút tích của các bậc tiền nhân, trong đó có hệ thống ma nhai (văn tự khắc lên vách núi đá). Đây là nguồn tư liệu quý, chứa đựng nhiều thông tin có giá trị và vượt trội về mặt số lượng, tích hợp đa niên đại khắc bản, phong phú về thể loại và hình thức.

 Khách du lịch tìm hiểu về các ma nhai trên vách núi Ngũ Hành Sơn

Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng Huỳnh Đình Quốc Thiện cho biết, hiện đơn vị đã hoàn tất hồ sơ về hệ thống ma nhai để đệ trình UNESCO công nhận Di sản tư liệu thế giới.

Ông Nguyễn Văn Hiền, Trưởng BQL Danh thắng Ngũ Hành Sơn cho biết, ma nhai Ngũ Hành Sơn là nguồn tư liệu quý, lưu giữ nhiều thông tin có giá trị liên quan đến lịch sử hình thành, phát triển của vùng đất. Hệ thống này không chỉ phản ánh đời sống tinh thần và các sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng truyền thống tại quần thể danh thắng Ngũ Hành Sơn qua các thời kỳ, mà còn thể hiện thấu đáo những tâm tư, tình cảm, hoài bão, khát khao của tiền nhân gửi cho hậu thế.

Với nghệ thuật điêu khắc tinh xảo, ma nhai đã lưu lại trên hệ thống bia ký qua nhiều đời Chúa Nguyễn. Qua khảo sát văn bản ma nhai hiện lưu tại 5 động: Huyền Không, Tàng Chơn, Vân Thông, Linh Nham, Âm Phủ và một số vị trí khác tại ngọn Thủy Sơn, bước đầu thống kê có khoảng trên 90 văn bản, trong đó nhiều nhất là động Huyền Không với 60 văn bản, động Tàng Chơn có 20 văn bản, động Linh Nham có 3 văn bản, động Vân Thông 2 văn bản, động Âm Phủ 3 và các vị trí còn lại có 3 văn bản. Tuy nhiên, đa phần các văn bản không còn nguyên vẹn bởi số lớn bị phong hóa theo thời gian nên mờ chữ, một số bị bôi lấp bởi sơn và xi măng. Đáng tiếc nhất là trong số 8 bia thời ký của Chúa Nguyễn có đến 5 tấm bia bị đục hết nội dung chữ, mặc dù hình thức và những họa tiết hoa văn còn khá nguyên vẹn. Các thể loại ma nhai có thể thống kê gồm: Bi ký Phật giáo thời Chúa Nguyễn; Ngự bút vua Minh Mạng và thơ đề của các đại thần, quan lại triều Nguyễn; từ sau năm 1945 có nhiều bút tích của các hòa thượng, thiền sư, đạo sĩ; các bài thơ Nôm phụ đề quốc ngữ được khắc bản rải rác từ năm 2006 đến nay…

“Ma nhai là hệ văn khắc trực tiếp vào trong đá, qua thời gian một số bị phong hóa, mờ đi, nhưng chúng tôi đã nhanh chóng có hướng bảo tồn kịp thời, đưa ra nhiều giải pháp nhằm hạn chế tác động của con người trực tiếp trên ma nhai. Ngoài việc tổ chức hội thảo khoa học và nghiên cứu, trong quá trình thiết lập hồ sơ, khi phát hiện những văn tự cổ này, Bảo tàng Đà Nẵng đã tiến hành nghiên cứu dịch ra toàn bộ nội dung ma nhai bằng cách dập văn bia bằng giấy dó. Có thể nói, hệ thống ma nhai Ngũ Hành Sơn đang được ngành chức năng bảo quản tốt, với hệ thống văn tự cổ phong phú, độc đáo và có bề dày lịch sử như thế này, dự kiến sau đây sẽ đưa vào phục vụ khách du lịch tham quan, nghiên cứu khi đến với danh thắng Ngũ Hành Sơn”, ông Huỳnh Đình Quốc Thiện chia sẻ.

 MINH CHÂU

Print

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
3031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top