Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

28 Tháng Ba 2024

Giải pháp phát triển du lịch là xây dựng sản phẩm du lịch trên nền tảng văn hoá

Thứ Năm 22/07/2021 | 16:01 GMT+7

VHO-Việt Nam hội tụ đa dạng và phong phú nhiều giá trị di sản văn hóa và truyền thống tốt đẹp. Đó là cơ sở cốt lõi và lợi thế để xây dựng và phát triển du lịch văn hóa, đồng thời góp phần bảo tồn và giữ gìn, lan tỏa những giá trị văn hóa trong cộng đồng. Với tinh thần này, Thừa Thiên Huế  sẽ tiếp tục xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch trên nền tảng văn hóa...

Khách du lịch thích thú với tour khám phá các di tích ở Thành phố Huế (ảnh chụp trước khi dich Covid-19 bùng phát)

Xây dựng sản phẩm du lịch trên cơ sở văn hoá

Để chuẩn bị cho hướng phát triển trong tình hình mới, Thừa Thiên Huế đã và đang tập trung nhiều giải pháp, kế hoạch cho ngành du lịch. Trên cơ sở những tiềm năng và lợi thế sẵn có, tỉnh chú trọng xây dựng các sản phẩm du lịch chủ đạo có thương hiệu trên cơ sở lấy văn hóa Huế làm nền tảng.

Thừa Thiên Huế lưu giữ gần như nguyên vẹn tổng thể kiến trúc của một kinh đô xưa, nơi có 7 di sản vật thể- phi vật thể và di sản tư liệu đã được Unesco công nhận; là nơi hội tụ các tiềm năng, thế mạnh của đa dạng vùng miền, là điều kiện cần để Thừa Thiên Huế trở thành một trung tâm văn hóa- du lịch đặc sắc của cả nước và quốc tế. Dù tốc độ phát triển du lịch trong giai đoạn 2016-2019 có mức tăng bình quân khoảng 12%/năm (lượng khách) và 15%/năm (về doanh thu), song nhìn tổng thể, du lịch Thừa Thiên Huế vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và kỳ vọng. Trong đó, nhiều ý kiến cho rằng sản phẩm du lịch chưa thực sự hấp dẫn, chất lượng dịch vụ du lịch chưa đáp ứng yêu cầu.

Huế chú trọng phát triển các sản phẩm du lịch dựa trên cơ sở nền tảng văn hóa Huế

Thời điểm hiện tại, khi dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, tỉnh xác định nguồn khách nội tỉnh sẽ là cứu cánh cho mùa hè này, chính vì thế ngành du lịch địa phương đã và đang xây dựng những sản phẩm, tour tuyến phù hợp với nhu cầu của khách nội tỉnh. Tiến tới phục vụ du khách nội địa để phát triển du lịch trong tình hình mới, Thừa Thiên Huế cũng có những bước đi sẵn sàng, trong đó tập trung nâng cao chất lượng và xây dựng, phát triển các sản phẩm du lịch dựa trên cơ sở nền tảng văn hóa Huế.

Chú trọng phát triển các điểm đến

Trên cơ sở các tài nguyên, sản phẩm và dịch vụ du lịch hiện có, chú trọng phát triển các điểm đến, sản phẩm, dịch vụ du lịch đẳng cấp, chuyên nghiệp, khác biệt gắn với văn hóa - di sản; vùng biển, đầm phá và con người Huế, trọng tâm là xây dựng các sản phẩm du lịch mang thương hiệu Huế, nâng cao chất lượng loại hình du lịch di sản gắn với Quần thể di tích Cố đô Huế và Nhã nhạc cung đình Huế. Đẩy mạnh xã hội hóa các sản phẩm, dịch vụ tại Đại Nội và các điểm di tích trên địa bàn.

Tập trung xây dựng và khai thác có hiệu quả các sản phẩm và dịch vụ xoay quanh các thương hiệu đặc trưng như “Huế - Kinh đô ẩm thực”, “Huế - Kinh đô áo dài Việt Nam”, “Huế - Thành phố lễ hội”. Đồng thời, có cơ chế cụ thể để kêu gọi đầu tư vào các dịch vụ và sản phẩm liên quan đến các thương hiệu này, tỉnh đang kêu gọi đầu tư dự án Bảo tàng Ẩm thực Việt Nam, dự án về Không gian trưng bày và quảng diễn may đo áo dài và trình diễn nghệ thuật áo dài Huế. Phát triển các loại hình sản phẩm của du lịch đêm gắn với hoàn thiện hạ tầng, dịch vụ tại tuyến phố đi bộ Phạm Ngũ Lão - Võ Thị Sáu - Chu Văn An, không gian văn hóa trục đường Lê Lợi. Xây dựng phố đêm tại các đường quanh Đại Nội Huế, trước chợ Đông Ba. Phát huy trục không gian hai bên bờ sông Hương, khai thác có hiệu quả hoạt động Ca Huế; tuyến du lịch đường thủy dọc sông Ngự Hà, An Cựu, Đông Ba, phố cổ Bao Vinh. Xúc tiến kêu gọi, từng bước khai thác các sản phẩm du lịch mang dấu ấn riêng biệt của Kinh thành Huế ở khu vực Thượng Thành, Eo Bầu sau khi thực hiện di dời dân cư, giải phóng mặt bằng tại di tích Kinh Thành Huế, tạo cơ sở phát huy giá trị di sản Cố đô Huế.

Chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống Huế tại kỳ Festival Huế 2018 hấp dẫn du khách

 

Hiện nay, Thừa Thiên Huế cũng đang từng bước hoàn thiện và tiến đến triển khai đề án Festival 4 mùa, với những chuỗi sự kiện, sản phẩm du lịch đa dạng và phong phú trên cơ sở các hoạt động văn hóa. Qua đó, góp phần phát huy lợi thế của Thành phố Festival, xem các kỳ Festival là sản phẩm du lịch chủ lực của Thừa Thiên Huế. Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Festival Huế 2020 đã phải hoãn, nhưng con số các đoàn nghệ thuật của 20 nước đăng ký tham gia (trước đó khi bùng phát dịch) cho thấy sức hấp dẫn và lan tỏa của các hoạt động văn hóa mang thương hiệu Festival Huế.

Không chỉ sở hữu hệ thống di sản Quần thể di tích Cố đô, Thừa Thiên Huế là vùng đất có bề dày về văn hóa dân gian cũng như chịu ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo. Chính vì thế, việc tăng cường tổ chức các sự kiện văn hóa nghệ thuật, thể thao, lễ hội truyền thống, sẽ khai thác và phát huy giá trị di sản văn hóa dân gian thành sản phẩm du lịch. Đồng thời, đẩy mạnh khai thác các tour tuyến phù hợp ở các khu du lịch văn hóa tâm linh đền Huyền Trân, thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã, cùng hệ thống các chùa cổ nổi tiếng xứ Huế.

Hiện nay, tỉnh cũng đang xây dựng các chính sách để kích cầu và phát triển loại hình du lịch hội nghị, hội thảo (MICE) dựa trên thế mạnh của địa phương về nền tảng văn hóa, giáo dục, y tế. Đặc biệt, ưu tiên kêu gọi đầu tư hình thành các điểm du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái theo mô hình tăng trường xanh và bền vững. Dù trên địa bàn đã hình thành nhiều điểm du lịch cộng đồng, song chỉ ở quy mô nhỏ, hiện tại phần lớn dành khai thác khách nội tỉnh. Trong tương lai, Thừa Thiên Huế kỳ vọng sẽ có những nhà đầu tư xứng tầm để khai thác các loại hình du lịch sinh thái bền vững ở danh thắng vừa Quốc gia Bạch Mã và hệ đầm phá Tam Giang- Cầu Hai.

 

Từ năm 2021, cùng với việc tập trung đẩy mạnh công tác chuyển đổi số, ngành du lịch cũng chú trọng xây dựng chiến lược quảng bá điểm đến Thừa Thiên Huế 2021-2025 với hình thức phù hợp với bối cảnh, xu hướng mới của ngành du lịch. Đổi mới cách thức tổ chức, nội dung quảng bá theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại; ứng dụng các công nghệ AI để phân tích số liệu về hoạt động du lịch kịp thời, chính xác, giúp dự báo về thị trường khách, từ đó có các chính sách quản lý, xúc tiến, quảng bá du lịch phù hợp. Tiếp tục hoàn thiện gian hàng quảng bá ảo của tỉnh Thừa Thiên Huế, chia sẻ không gian với Hiệp hội Du lịch, các doanh nghiệp dịch vụ du lịch…; kết nối gian hàng với các hội chợ triển lãm, quảng bá thực tế ảo của thế giới.

 

Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế;

Ảnh: Sơn Thùy

 

 

 

Print
Tags:

Danh mục tin bài

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top