Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Vượt qua trở lực để hướng đến tương lai

Thứ Sáu 13/11/2020 | 11:22 GMT+7

VHO- Ngày 12.11, tạp chí Forbes Việt Nam (ấn phẩm của Báo Văn Hóa) tổ chức hội thảo bất động sản năm 2020 với sự tham dự của hơn 400 khách mời là những tổ chức, nhà đầu tư, nhà phát triển bất động sản hàng đầu trong nước và khu vực.

 Các diễn giả chia sẻ trong phiên tho luận

 Với chủ đề “Vượt qua trở lực”, hội thảo cập nhật, cung cấp thông tin thị trường mới nhất, xu hướng đầu tư, cũng là diễn đàn trao đổi của các doanh nghiệp và chuyên gia trong lĩnh vực này, đồng thời đưa ra những góc nhìn về tổng quan thị trường, các nhân tố chính ảnh hưởng tới từng phân khúc hiện tại cũng như tác động ảnh hưởng lâu dài đến thị trường.

Xoay xở linh hoạt

Mặc dù kinh tế Việt Nam duy trì tỉ lệ tăng trưởng GDP 2,12% tính tới hết quý III.2020, nhưng cũng như nhiều ngành khác, lĩnh vực bất động sản diễn biến kém khả quan do chịu tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19 và các nút thắt pháp lý trong việc cấp các dự án mới.

Năm 2020 là năm thứ hai liên tiếp ghi nhận thị trường sơ cấp kém sôi động do hạn chế nguồn cung. Theo giám đốc CBRE Việt Nam Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, thị trường TP.HCM và Hà Nội đã ghi nhận diễn biến ngược chiều nhau trong quý II và quý III.2020. Xét trong quý II, nguồn cung tại TP.HCM đã giảm xuống mức thấp nhất ba năm, tuy có sự cải thiện trong quý III nhưng vẫn thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái. “Nguồn cung tại TP.HCM đang gặp nhiều trở lực vì Covid-19 và việc rà sát dự án làm chậm tiến độ,” ông Kiệt nhận định. Trong khi đó, thị trường Hà Nội lại có nguồn cung rất tốt trong quý II, nhưng lại đi xuống trong quý III. “Trước nhiều trở lực, chủ nguồn cung cần thay đổi và đa dạng thiết kế, sử dụng các thiết kế linh hoạt cao, sử dụng cấu trúc vừa cho thuê vừa ở, cấu trúc có khả năng tách gộp căn hộ, ngoài ra có thể điều chỉnh diện tích và tăng công năng sử dụng để tổng giá vẫn phù hợp thị trường chung”, ông Kiệt cho biết.

Trả lời về những chính sách và giải pháp được đưa ra để vượt qua khó khăn trong thời điểm dịch bệnh Covid-19, ông Nguyễn Thế Nhiên, Phó tổng giám đốc Hưng Thịnh Land, đại diện cho nhà phát triển dự án trong phân khúc giá tầm trung cho biết có hai giải pháp chính được áp dụng, đó là đa dạng hoá các gói sản phẩm và tung ra nhiều dự án ở nhiều mô hình khác nhau hay phân khúc nhà hàng khách sạn. Bên cạnh đó, việc chia thành nhiều gói thanh toán khác nhau để khách hàng nào cũng có thể mua được sản phẩm cũng rất quan trọng. Ông Nhiên cho biết, Hưng Thịnh Land luôn chủ động trong việc tích hợp công nghệ vào hệ thống để tạo ra những cơ hội cho khách hàng dễ dàng tiếp cận và mua sản phẩm. Hưng Thịnh Land đưa ra thông điệp phải theo sát và xử lý chặt chẽ tất cả những phản hồi hay vấn đề của khách hàng. “Hưng Thịnh Land tự tin rằng chúng tôi hiểu thị trường, hiểu khách hàng và sẽ tiếp tục theo sát nhu cầu của khách hàng để cung cấp cho họ những dịch vụ tốt nhất”, ông Nhiên nói.

 Các chuyên gia trao đổi bên lề sự kiện

Hướng đến “Thành phố tương lai”

Theo dự báo, Việt Nam sẽ đạt tỉ lệ 50-55% dân số sống ở đô thị vào năm 2035. Phát triển đô thị không chỉ là xây dựng cơ sở hạ tầng, mà còn là khởi tạo môi trường đáng sống để thu hút nguồn nhân lực. Theo ông Ngô Viết Nam Sơn, Chủ tịch NgoViet Architects & Planners, quá trình phát triển đô thị ở Việt Nam diễn ra đồng thời việc hình thành đô thị mới, song hành với chỉnh trang đô thị hiện hữu. Điều này đòi hỏi phải có sự đồng bộ, phối hợp chặt chẽ giữa quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết, các dự án bất động sản và phối hợp liên ngành giao thông, tiện ích, cùng với hạ tầng công nghệ.

Cụ thể, ông Sơn đưa ra 5 chiến lượt để phát triển “Thành phố đáng sống”: “Phải tận dụng và phát triển công nghệ cao, phát triển quy hoạch bền vững, liên kết vùng, có vốn đầu tư cao và cái quan trọng nhất là hướng đến “an cư lạc nghiệp” cho người dân”. Ông Tan Chin Chai Benjamin, Giám đốc thiết kế CPG Việt Nam cho rằng dịch Covid-19 một lần nữa đem đến cơ hội để thay đổi nhận thức trong việc thiết kế đô thị một cách bền vững, tái thiết lập hạ tầng cơ sở, nhấn mạnh các yếu tố tự nhiên. Với xu hướng đô thị hóa, các quốc gia đang phát triển như Việt Nam dự kiến sẽ đạt 50-55% dân số sống ở đô thị vào năm 2035. Cạnh tranh giữa các quốc gia nhanh chóng trở thành cuộc cạnh tranh ở cấp độ đô thị. Vì vậy, phát triển đô thị không chỉ là xây dựng cơ sở hạ tầng, mà còn là khởi tạo môi trường đáng sống, thực thi đô thị sáng tạo lấy con người làm trọng tâm. Đại diện CPG cho biết, họ đều nhấn mạnh yếu tố văn hóa, tự nhiên của Việt Nam khi thiết kế dự án. “Khi thiết kế khu vực đô thị, chúng tôi nghĩ đến thiết kế cho con người, cuộc sống con người”, ông Tan Chin Chai Benjamin nhận định.

Đặt trong bối cảnh biến đổi khí hậu, điển hình là miền Trung bị ảnh hưởng nặng nề trong thời gian qua, ông Tan Chin Chai Benjamin cho rằng cần thay đổi cách tiếp cận. Việc quy hoạch thiết kế sẽ khó khăn khi rời khỏi những điều quen thuộc, không an toàn nhưng cần đặt câu hỏi chúng ta sẽ sống thế nào, trong môi trường ra sao để có thể đưa ra những thiết kế quy hoạch phù hợp. 

 HOÀNG HẢI - VĨNH HY

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top