Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Để hàng Việt lên ngôi

Thứ Tư 02/06/2021 | 10:23 GMT+7

VHO- Trong những năm qua, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã có những kết quả tích cực. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19, thị trường trong nước là bệ đỡ cho các doanh nghiệp sản xuất, phân phối.

 Hàng Việt chiếm tỉ lệ rất cao tại các hệ thống siêu thị

Theo Bộ Công thương, những năm qua, hệ thống siêu thị của một số doanh nghiệp trong nước, hàng hóa sản xuất trong nước vẫn chiếm tỉ trọng lớn 80 - 90%, tỉ lệ hàng Việt tại các hệ thống siêu thị có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 60 - 96%. Còn theo báo cáo của các địa phương, tỉ lệ hàng Việt tại các hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại vẫn chiếm tỉ trọng cao (70 - 90%).

Trao đổi với Văn Hóa, đại diện Tổng công ty Thương mại HàNội (Hapro), thành viên thuộc Tập đoàn BRG cho biết, từ năm 2009 khi Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được phát động, đơn vị luôn ưu tiên vàủng hộ hàng Việt. Theo đó, doanh nghiệp luôn sử dụng các nguyên, nhiên, phụ liệu, các sản phẩm nội địa và các dịch vụ trong nước có chất lượng tốt để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh; tăng cường tỷ trọng hàng hóa nội địa có chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (chiếm khoảng 80% lượng hàng hóa tại hệ thống bán lẻ Hapromart, Haprofood/BRGMart, BRGMart). Bên cạnh đó, Hapro cũng chủ động sản xuất và đưa ra thị trường một số sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.

Không chỉ dừng lại ở đó, Hapro cũng tích cực phối hợp với Sở Công thương và trung tâm xúc tiến thương mại của nhiều tỉnh, thành phố triển khai việc phân phối và bán các sản phẩm đặc sản vùng miền như vải Bắc Giang, nông sản Sơn La, cam Cao Phong (Hoà Bình)… tại hệ thống siêu thị, cửa hàng của doanh nghiệp. Cùng với đó, trải qua 4 lần dịch Covid-19 bùng phát tại Việt Nam, bên cạnh một số mặt hàng thiết yếu do chính các công ty thành viên sản xuất như gạo Hapro Đồng Tháp, khẩu trang vải kháng khuẩn Hafasco, nhóm các sản phẩm phòng chống dịch Hapharco, nước tinh khiết Pha lê Thủy Tạ… hệ thống bán lẻ thuộc Tập đoàn BRG luôn chủ động làm việc với các nhà cung cấp để tăng khoảng 300% lượng dự trữ hàng hóa thiết yếu. Bên cạnh đó là những chiến dịch giải cứu hàng nông sản các địa phương bị ùn ứ, khó tìm đầu ra do bị tác động bởi dịch bệnh.

Không chỉ có Hapro, những hệ thống siêu thị như BigC, Vinmart, Co.opmart… luôn có tỉ lệ hàng Việt rất cao và được người tiêu dùng đón nhận. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, hiện nay, lượng doanh nghiệp sản xuất hàng Việt đáp ứng được những yêu cầu từ phía doanh nghiệp bán lẻ không nhiều do phải đáp ứng nguồn gốc xuất xứ, chứng nhận sản phẩm, đăng ký nhãn hiệu, cùng với đó làchưa đảm bảo được nguồn cung dài hạn, số lượng lớn.

Chính vì thế, để thúc đẩy hơn nữa sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng hàng Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 386/QĐ-TTg phêduyệt Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021 - 2025. Ban Bí thư cũng vừa ban hành Chỉ thị số 03-CT/TW, nhằm đẩy mạnh hơn nữa Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Trong đó yêu cầu tiếp tục tổ chức quán triệt, tuyên truyền sâu rộng trong các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và toàn xã hội về Cuộc vận động, nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, trí tuệ, bản lĩnh, trách nhiệm, khát vọng vươn lên của người Việt Nam trong sản xuất, kinh doanh, quảng bá và sử dụng hàng Việt Nam; tạo sự chuyển biến thực sự về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và người dân trong thực hiện Cuộc vận động. Khuyến khích, động viên người tiêu dùng Việt Nam ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam...

Để làm tốt được cuộc vận động này hơn nữa, việc kết nối giữa doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh với nhà phân phối, đại lý trong nước, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn để đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm; tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường và bảo vệ người tiêu dùng… sẽ là phương thức để hàng Việt cạnh tranh tốt hơn với hàng ngoại nhập. 

 Q.XƯƠNG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top