Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới
19 Tháng Ba 2024

Thị trường nghề luật: Nhu cầu lớn nhưng sinh viên không thể đáp ứng

Thứ Sáu 03/05/2019 | 10:08 GMT+7


Theo nhận định của các chuyên gia, thị trường nghề luật đang có nhu cầu rất lớn về nhân sự, song không ít sinh viên luật chưa định hướng mình sẽ làm công việc gì khi ra trường. 

 

Nhiều sinh viên ngành luật chưa định hướng được công việc

Hàng loạt những hạn chế vừa được các nhà tuyển dụng nêu ra cho thấy sinh viên luật cần phải trang bị rất nhiều kỹ năng. Hiện cả nước có khoảng 6.000 luật sư, 5.000 thẩm phán, 4.000 điều tra viên, 400 công chứng viên. Chỉ tính riêng các chức danh tư pháp, từnay đến năm 2020, cần phát triển hệ thống cơ sở đào tạo luật để có thể đủ sức đào tạo ước tính 13.000 luật sư, 2.300 thẩm phán, 2.000 công chứng viên, 3.000 chấp hành viên, 300 thẩm tra viên thi hành án dân sự và thừa phát lại… 

Bà Trịnh Anh Nguyên, Giám đốc Trung tâm Đào tạo ngắn hạn, Trường ĐH Luật TP.HCM nói rằng, số liệu này cho thấy thị trường nghề luật đang có nhu cầu rất lớn về nhân sự. Tuy nhiên, hiện tại còn không ít sinh viên luật chưa định hướng mình sẽ làm công việc gì, vị trí nào sau khi ra trường, hoặc bản thân nên đầu tư những gì để trở thành một ứng viên được các nhà tuyển dụng “săn đón”. “Qua khảo sát cho thấy nhà tuyển dụng ngày nay quan tâm nhiều hơn đến kỹ năng làm việc cũng như thái độ, trách nhiệm và sự đam mê đối với nghề của người ứng tuyển. Tuy nhiên, yêu cầu về kiến thức pháp lý nền tảng trong xử lý tình huống lại là yêu cầu không thể thiếu đối với mọi nhà tuyển dụng. Ngoài ra, đề nghị của các nhà tuyển dụng ngày càng đa dạng, như là đảng viên từthời sinh viên, hoạt động Đoàn - Hội, có năng khiếu thể thao - văn nghệ,…”, bà Trịnh Anh Nguyên cho biết. 

Các nhà tuyển dụng cho rằng, có một thực tế chung là nhiều sinh viên chưa nhận diện đầy đủ về các đầu công việc của nghề luật, như nghiệp vụ, một số chức danh nghề luật, quy định của pháp luật, áp lực công việc, sự thích nghi với những thay đổi trong môi trường nghề… Bên cạnh đó, hồ sơ ứng tuyển của các cử nhân luật chưa thật sự ghi dấu ấn với nhà tuyển dụng. Sinh viên thường sử dụng mẫu có sẵn trên mạng, chưa biết cách giới thiệu bản thân và làm nổi bật điểm mạnh. Sinh viên gặp lúng túng đối với những câu hỏi về kiến thức, kỹ năng cơ bản… 

Chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế này, PGS.TS Trần Việt Dũng, Trưởng khoa Luật Quốc tế, Trường ĐH Luật TP.HCM đánh giá, trong một môi trường dạy luật tốt, sinh viên sẽ học được cách nghiên cứu luật, phân tích pháp lý và viết pháp lý thông qua những bài tập, bài luận. Tuy nhiên, vì những lý do khác nhau, ở nước ta các chương trình đào tạo luật thường vẫn nặng lý thuyết thay vì đào tạo kỹ năng thực hành luật. 

Luật sư Lê Thị Tuyết Dung, Giám đốc điều hành Victory LLC cho rằng, cần có một số kỹ năng cơ bản để hành nghề luật sư hiện nay như: kỹ năng phân tích và lập luận, kỹ năng trình bày, làm việc nhóm, đánh giá chứng cứ, tiếp xúc khách hàng, sử dụng ngoại ngữ, phân tích vấn đề và tìm kiếm pháp lý, viết và soạn thảo văn bản,… “Khi tranh luận tại phiên tòa thì phong thái, khẩu khí, văn phong của luật sư cũng đóng vai trò quan trọng. Các bạn cần rèn khả năng nói tròn vành, rõ chữ, âm lượng phù hợp, đặc biệt là cần bình tĩnh trước mọi tình huống, thái độ ứng xử đúng mực, có văn hóa khi tham gia xét xử”, luật sư Dung chia sẻ. 

Thẩm phán Hoàng Hữu Thanh, Thẩm phán Trung cấp - Tòa án Nhân dân TP.HCM nói rằng, tốt nghiệp trường luật thì thông thường sinh viên mới dừng lại ở mức độ biết luật và phân tích luật. Để làm việc cần phải cộng hưởng nhiều yếu tố khác nữa, đặc biệt trong ngành tòa án thì mức độ cộng hưởng càng phải cao. “Các bạn phải là nhà tâm lý, am hiểu kiến thức xã hội để từđó có thể phân tích, đánh giá tình hình, đưa ra giả thuyết… Như vậy, ngoài việc học kiến thức chuyên môn trong nhà trường, sách vở, sinh viên đồng thời phải tự rèn luyện, trải nghiệm qua thực tiễn, tự mày mò nghiên cứu”, thẩm phán Hoàng Hữu Thanh lưu ý các sinh viên. 

  Qua khảo sát cho thấy nhà tuyển dụng ngày nay quan tâm nhiều hơn đến kỹ năng làm việc cũng như thái độ, trách nhiệm và sự đam mê đối với nghề của người ứng tuyển. Tuy nhiên, yêu cầu về kiến thức pháp lý nền tảng trong xử lý tình huống lại là yêu cầu không thể thiếu đối với mọi nhà tuyển dụng. Ngoài ra, đề nghị của các nhà tuyển dụng ngày càng đa dạng, như là đảng viên từ thời sinh viên, hoạt động Đoàn - Hội, có năng khiếu thể thao - văn nghệ,… (Bà Trịnh Anh Nguyên, Giám đốc Trung tâm Đào tạo ngắn hạn, Trường ĐH Luật TP.HCM) 

 TÙNG THƯ 

 
 

Print
«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ
Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM
Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI
Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top