Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Bước chuyển mình của nông sản Sơn La

Thứ Sáu 31/05/2019 | 09:56 GMT+7

VHO - Thời gian qua, bên cạnh việc khai thác tiềm năng, thế mạnh về khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương để phát triển du lịch, tỉnh Sơn La cũng có nhiều chính sách hỗ trợ người dân cũng như thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư để nông sản Sơn La có bước chuyển mình rõ rệt, vươn ra thị trường thế giới.

Trước đây, mặc dù Sơn La có ưu đãi về khí hậu, đất đai trong phát triển các sản phẩm nông  nghiệp nhưng do chưa có sự đồng bộ về quy hoạch trồng trọt  sản xuất,  hoạt động còn nhỏ lẻ manh mún, mới đặt số lượng lên hàng đầu chứ chưa quan tâm đến chất lượng sản phẩm cũng như  phát triển ra thị trường quốc tế nên Sơn La chưa có những sản phẩm nổi bật cả về chất lượng lẫn hình thức.  Sau một thời gian nghiên cứu khảo sát trong và ngoài tỉnh cũng như bàn thảo, nhận thấy nếu cứ tiếp tục sản xuất nông sản như vậy sẽ vô cùng lãng phí với những ưu đãi thiên nhiên ban tặng, tỉnh Sơn La đã ban hành nhiều nghị quyết về đề án phát triển cây ăn quả trên địa bàn tỉnh cũng như các chính sách về hỗ trợ phát triển sản xuất ứng dụng công nghệ cao, chuyển trồng cây sắn, lúa trên đồi dốc thành cây ăn quả, chế biến, tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh.

Theo Bí thư tỉnh ủy Hoàng Văn Chất, sau khi ban hành các nghị quyết, chính sách, Sơn La đã nâng diện tích trồng  cây ăn quả (xoài, mận, chanh leo, bưởi, cam, nhãn…) lên gần 58.000 ha với sản lượng xuất khẩu trên 18.000 tấn, gần 78.000 tấn nông sản chế biến và nông sản khác, việc chuyển đổi từ trồng sắn, lúa sang cây ăn quả trên đồi dốc áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất từ khâu chọn giống, trồng, chăm sóc cho đến khâu thu hoạch cùng với thay đổi về nhận thức khi người dân biết áp dụng quy trình canh tác theo tiêu chuẩn Viet GAP; sản xuất hữu cơ; ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm. Theo ông Phạm Chiến, Phó trưởng phòng Kinh tế và hạ tầng huyện Mộc Châu, việc chuyển đổi phát triển cây ăn quả trên đất dốc là một chủ trương đúng đắn, mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt so với canh tác cây lương thực như trước đây, đặc biệt là Mộc Châu. Nếu trước đây ruộng nương trong bản của đồng bào chủ yếu là trồng ngô là chính mà chất lượng sản phẩm thấp, thì sau khi chú trọng trồng cây ăn quả theo tiêu chuẩn không những mang lại hiệu quả cao mà còn góp phần cùng nông sản Sơn La xuất khẩu ra thị trường. Không chỉ riêng cây ăn quả, việc áp dụng khoa học công nghệ trong trồng rau sạch ở Mộc Châu cũng mang lại hiệu quả rõ rệt. Trước đây bà con trồng ngô mỗi năm một vụ, mỗi ha lãi chỉ từ 10-20 triệu đồng thì chuyến ang trồng rau donah thu đạt 400-500 triệu/ha mang lại lợi nhuận khoảng 200 triệu đồng. Hiện nay rau sạch được bày bán trong hệ thống các siêu thị lớn ở Hà Nội như Big C, Vinmart… đều có nguồn gốc từ Mộc Châu.  Cùng với đó nhiều huyện trong tỉnh cũng vận động các hộ dân thành lập hợp tác xã để tạo điều kiện cho các xã viên liên kết sản xuất theo quy trình nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời cùng nhau tiêu thụ sản phẩm và tăng thu nhập cho các thành viên hợp tác xã. Việc chú trọng ứng dụng công nghệ cao vào trồng cây nông sản là chủ trương lớn của tỉnh, vừa phát huy được tiềm năng lợi thế, tạo những đột phá trong sản xuất nông sản cũng như đáp ứng mong đợi của bà con nông dân. Từ đó tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị hiệu quả kinh tế, có thương hiệu để mở rộng, tạo ra được nhiều vùng sản xuất tập trung trong toàn tỉnh, tạo ra chuỗi giá trị sản phẩm có tính cạnh tranh cao trên thị trường, góp phần đưa nền nông nghiệp Sơn La phát triển ngày càng bền vững.  

  Nhằm nâng cao giá trị các mặt hàng nông sản, tỉnh Sơn La đã chủ động kêu gọi doanh nghiệp, tập đoàn lớn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, tích cực liên kết với các hợp tác xã, hộ gia đình hình thành chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bền vững với hệ thống trong nước và xuất khẩu.  Bên cạnh đó, Sơn La cũng có nhiều hình thức để quảng bá, xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản an toàn tỉnh, giúp người tiêu dùng tiếp cận được nguồn sản phẩm nông sản chất lượng, đảm bảo an toàn, nhận biết nguồn gốc sản phẩm khi sử dụng, tạo thói quen mua sắm cho người tiêu dùng.  Nhờ những bước đi đúng hướng đó, cùng với việc tổ chức các tuần lễ hoa quả tiêu biểu cũng như nông sản sạch tại Hà Nội hay ngày hội hái quả, tham quan vườn quả tại địa phương để quảng bá, đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng, nhà đầu tư đã giúp hoạt động xúc tiến thương mại, xuất khẩu nông sản tỉnh Sơn La đạt kết quả tích cực, xuất khẩu 16 loại sản phẩm, xuất khẩu gần 18.000 tấn hoa quả ( mận, xoài, chanh leo ..) vào thị trường 12 nước, các loại nông sản khác cũng xuất khẩu ước đạt hơn 77.000 tấn. Trên đà của những thành tựu ban đầu đã đạt được, Sơn La sẽ xây dựng vùng nguyên liệu đáp ứng nhu cầu thị trường và phát triển,  đẩy mạnh xuất khẩu các nông sản của địa phương có tiềm năng, lợi thế về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, cùng với cây ăn quả sẽ tiếp tục phát triển về rau sạch cũng như cây cà phê…, phấn đấu giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu năm 2019 đạt 150 triệu đô.

HOÀNG LƯƠNG

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top