Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Trượt, không phải là hết

Thứ Tư 05/06/2019 | 10:45 GMT+7

VHO - Ngày 3.6, gần 86.000 thí sinh dự thi vào lớp 10 THPT tại Hà Nội đã kết thúc môn thi cuối cùng (trừ những thí sinh dự tuyển vào các trường chuyên). Với tổng chỉ tiêu khoản 63.100, dự kiến có khoảng 23.000 thí sinh sẽ không trúng tuyển vào các trường công lập. Nhiều phụ huynh và học sinh tỏ ra lo lắng. Nhưng không trúng tuyển vào các trường công lập, không có nghĩa là các con sẽ kết thúc con đường học hành. Thực tế, học sinh còn rất nhiều cơ hội, sự lựa chọn.

Hơn 23.000 thí sinh sẽ trượt các trường công lập

Đây là năm đầu tiên Hà Nội tổ chức thi 4 môn, gồm toán, ngữ văn, ngoại ngữ và lịch sử. Cùng với việc nâng số môn dự thi để xét tuyển lên gấp đôi so với các năm trước, thì việc cộng điểm học sinh giỏi 4 năm, điểm học sinh đạt giải trong các kỳ thi và điểm học nghề cũng được bãi bỏ. Như vậy, điểm xét tuyển căn cứ vào điểm tổng số điểm của 4 môn thi, trong đó hai môn toán và ngữ văn nhân hệ số 2. Một số giáo viên dự đoán, với cách tính điểm như vậy, có thể điểm chuẩn vào các trường năm nay sẽ thấp hơn năm ngoái.

Sau hai ngày thi, nói chung đề thi được đánh giá là phù hợp với chương trình giảng dạy trong sách giáo khoa và mặt bằng chung của học sinh THCS tại Hà Nội. Ngữ văn là môn thi đầu tiên, với cấu trúc đề thi được đánh giá là phù hợp, phần nghị luận văn học được nhiều thí sinh nhận định là thú vị. Một số thí sinh được hỏi, cho biết có thể đạt điểm 6-7 môn văn, những thí sinh có năng khiếu về môn văn có thể đạt từ điểm 8 trở lên.  Tuy nhiên, đề thi môn toán là có những ý kiến tranh cãi trái chiều. Hình ảnh một số thí sinh khóc nức nở khi ra khỏi cổng trường khiến phụ huynh cũng khóc theo được lan tràn trên mạng xã hội, cùng với đó là không ít ý kiến cho rằng đề thi môn toán khó, lạ, đánh đố thí sinh. Ngược lại, không ít thí sinh và cả giáo viên lại nhận định đề thi hết sức bình thường, các câu trong bài đều nằm trong kiến thức chung của chương trình học, tuy nhiên có câu nâng cao để phân loại thí sinh. Cô Dương Thị Lan Hương – giáo viên toán trường THPT Trần Hưng Đạo (Thanh Xuân – Hà Nội) nhận định: Đề thi môn toán năm nay có cấu trúc đề phù hợp, phân loại học sinh tốt; học sinh trung bình làm được từ 6-7 điểm, tuy nhiên sẽ không có nhiều học sinh đạt điểm tối đa. Theo cô Hương, với đề thi này, trừ các lớp chọn, còn lớp đại trà chỉ khoảng 3-5% học sinh có thể đạt điểm thi 9,5-10 môn toán. Thí sinh Nguyễn Minh Hằng, dự thi tại điểm thi trường THPT Ngô Thì Nhậm cho biết, em dự kiến được 6,5-7 điểm, tuy là học sinh học trung bình môn toán, nhưng em thấy đề này không khó, có dạng bài đều đã được các thầy cô ôn luyện nhiều lần, nếu học sinh chịu khó học và ôn, đều có thể đạt được mức điểm 6-7.

Đối với ôn lịch sử, đây là môn thứ 4 được chọn vào trung tuần tháng 3 và là môn khiến rất nhiều phụ huynh và học sinh lo lắng vì mang tính chất là môn học thuộc lòng. Tuy nhiên, đề thi môn lịch sử lại được đánh giá là khá dễ và là môn gỡ điểm. Sau khi môn lịch sử được công bố là môn thi thứ tư, có nhiều tài liệu ôn thi cả dạng sách in và dạng đề trên mạng, với cấu trúc 40 câu/ đề, dành cho thời gian làm bài 60 phút. Nếu học sinh chịu khó ôn luyện, sẽ không khó đạt điểm 7 trở lên. Cùng với đó, đề thi môn tiếng Anh cũng không hề làm khó thí sinh.

Nếu phía trước không phải là trường công lập thì vẫn còn nhiều lựa chọn

Điêu khiến nhiều thí sinh và phụ huynh lo lắng, chính là không đủ điểm vào trường công lập đã đăng ký. Mặc dù vào ngày 14.5, Sở Giáo dục đã có công bố số lượng thí sinh đăng ký dự thi vào các trường và tỷ lệ chọi để học sinh và phụ huynh tham khảo, điều chuyển nguyện vọng dự thi vào các trường, nhưng có những thí sinh đã điều chuyển nguyện vọng sang trường có tỷ lệ cạnh tranh thấp hơn, nhưng vẫn thấy lo lắng.

Còn nhiều lựa chọn ngoài công lập

Điều hiển nhiên ai cũng phải thừa nhận là chỉ tiêu có khoảng 63.000, trong khi hồ sơ dự thi khoảng 86.000 thì đương nhiên sẽ có khoảng 23.000 thí sinh không trúng tuyển trường công. Tuy nhiên, không trúng tuyển trường công, không có nghĩa là các em không được tiếp tục đi học.

Trước khi kỳ thi vào các trường công lập diễn ra, nhiều thí sinh đã nộp hồ sơ xét tuyển (và thi tuyển) vào một số trường dân lập và công lập tự chủ. Một số trường thuộc hệ này có điều kiện tuyển chọn tương đối cao như Lương Thế Vinh, Phan Huy Trú, Thực nghiệm, còn nhiều trường dân lập điều kiện tuyển chọn rất dễ. Có trường từ tháng 4 đã phát tờ rơi về các trường THCS để mời các em đăng ký dự tuyển. Nếu học sinh xác định không vào trường công thì không phải tham dự kỳ thi vào lướp 10 PTTH công lập mà có thể nộp hồ sơ luôn cho trường dân lập và đợi ngày làm thủ tục nhập trường.

Ngoài các trường dân lập và công lập tự chủ, thì các trường cao đẳng, trung cấp nghề đang trở thành sự lựa chọn tốt cho nhiều thí sinh có học lực không tốt, khó cạnh tranh khi thi vào các trường công. Anh Nguyễn Mạnh Dũng ở Thanh Liệt – Thanh Trì – Hà Nội cho biết, do con trai có học lực không tốt,khó có khả năng đỗ vào các trường tốp trung bình nên gia đình đã quyết định không cho con tham gia kỳ thi vào lớp 10 công lập mà nộp hồ sơ vào Trường Cao đẳng kinh tế Công nghiệp Hà Nội. Theo anh Dũng, vì trường gần nhà, con học 3 năm ở đó, tốt nghiệp xong có 2 cái bằng là bằng tốt nghiệp THPT và bằng trung cấp nghề, sau này cháu có thể học tiếp lên cao đẳng, đại học nếu thấy cần thiết, nếu không thì có thể đi làm nghề ngay. Mức học phí ở các trường nghề cũng chỉ dao động từ 200.000 – 900.000 đống/ tháng, tùy theo trường hoặc nghề đăng ký. Đây cũng là mức học phí phù hợp với nhiều gia đình, so với mức học phí tương đối cao ở nhiều trường dân lập.

HOÀNG HƯƠNG

Print
Tags:

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top