Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Văn hóa

19 Tháng Ba 2024

Gần 400 giáo viên “kêu cứu” vì không được đóng BHXH

Thứ Sáu 18/10/2019 | 10:32 GMT+7

VHO- Hàng chục giáo viên đại diện cho gần 400 giáo viên, nhân viên các cấp học đang công tác trên địa bàn huyện Thăng Bình (Quảng Nam) vừa ký tập thể gửi đơn “kêu cứu” đến Chủ tịch nước vì đã đi dạy gần cả chục năm qua nhưng không hề được đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT).

 

 

Các GV, NV trình bày sự việc đi dạy hợp đồng gần 10 năm nhưng không được đóng BHXH, BHYT

Cô L.T.T.T, giáo viên hợp đồng môn Tin học tại Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (huyện Thăng Bình) cho biết, được sự đồng ý của các giáo viên, nhân viên hợp đồng không được đóng bảo hiểm ở huyện Thăng Bình, cô đã gửi đơn “kêu cứu” trình bày sự việc đến Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.

Trước đó, đại diện gần 400 giáo viên, nhân viên các cấp học trên địa bàn huyện Thăng Bình cũng đã ký đơn tập thể gửi đến các cấp chính quyền Quảng Nam kiến nghị sự việc.

Đi dạy gần chục năm nhưng không được đóng bảo hiểm

Trình bày đơn kêu cứu, cô L.T.T.T cho biết, mặc dù được đi dạy, được làm việc từ nhiều năm nay nhưng họ chưa một lần được đóng BHXH. Theo các giáo viên này, có trường ký hợp đồng ghi rõ: Dạy theo chế độ thỉnh giảng, hưởng lương theo quy định, không đóng BHXH. Cũng có trường không làm hợp đồng trong nhiều năm, năm học 2018- 2019 có trường cho ký hợp đồng theo từng tháng.

Với mong muốn được làm việc sau khi ra trường nên dù thấy hợp đồng chưa thỏa đáng nhưng vào thời điểm ấy các giáo viên, nhân viên này vẫn kí vào hợp đồng. Cô T cho biết, tuy là dạy hợp đồng theo chế độ thỉnh giảng nhưng các giáo viên nơi đây vẫn dạy, vẫn làm việc trong suốt 1 năm học và giảng dạy, làm việc nhiều năm liên tiếp. Trước sự tình này họ đã nhiều lần có ý kiến lên Ban giám hiệu các trường bày tỏ mong muốn được đóng BHXH nhưng được trả lời là, do Phòng GD&ĐT không cho đóng nên trường không đóng được.

Khi gửi kiến nghị, thắc mắc này lên lãnh đạo Phòng GD&ĐT huyện Thăng Bình thì các cô nhận được trả lời: Do công văn số 555 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam quy định, từ ngày 1.1.2016 không ký hợp đồng lao động và không đóng bảo hiểm nên phòng không đóng được. Câu trả lời này càng khiến hàng trăm trường hợp lao động lâu năm như cô T. bức xúc vì sao họ vẫn không được tham gia BHXH dù họ đã tham gia dạy, làm việc ở huyện từ trước ngày 1.1.2016. Họ bày tỏ nghi ngại, liệu đây có phải là cách “lách luật” khi chỉ cho phép các trường ký hợp đồng 3 tháng/lần theo kiểu “thời vụ” để giáo viên không phải đóng BHXH, cũng không làm sai luật Bảo hiểm?

Cô T.V (Trường mẫu giáo Bình Quế, xã Bình Quế) cho biết, cô đã đi dạy hơn 8 năm với mức lương hơn 3 triệu đồng/tháng và đến nay vẫn chưa hề được đóng BHXH. Cô cũng như nhiều người khác chỉ được ký hợp đồng 3 tháng, khi hết hợp đồng, huyện sẽ tự gia hạn nên mọi quyền lợi chính đáng đều bị mất và không được hưởng các chế độ bình thường như nhiều giáo viên có BHXH khác. Lúc sinh nở, đau ốm bị thiệt thòi rất nhiều vì không có BHXH.

Ngay ngáy nỗi lo mất việc

Nhiều giáo viên thuộc diện “hợp đồng không bảo hiểm” ở huyện Thăng Bình cũng đang đứng ngồi không yên, ngay ngáy nỗi lo mất việc. Các cô cho biết, sắp tới tỉnh Quảng Nam có tổ chức đợt xét tuyển viên chức giáo dục chỉ dành cho những giáo viên đã hợp đồng và đóng BHXH từ ngày 31.12.2015 trở về trước. Những giáo viên không được đóng BHXH tiếp tục bị mất quyền lợi khi không được ưu tiên tham gia kỳ thi xét tuyển viên chức.

Trong đơn kêu cứu, các giáo viên cũng cho biết mặc dù đã làm đơn kiến nghị gửi đến các cơ quan chức năng, nhưng khả năng sẽ không được xem xét. Đồng thời cũng bày tỏ thắc mắc, cũng là giáo viên, nhân viên hợp đồng nhưng ở các địa phương khác của tỉnh Quảng Nam đều được đóng BHXH, còn tại huyện Thăng Bình thì gần 10 năm nay không đóng BHXH cho nhiều người hợp đồng ?

Cô T.T cho biết cô tốt nghiệp cao đẳng năm 2013 và về giảng dạy tại trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi theo chế độ hợp đồng thỉnh giảng với mức lương khởi điểm 1 triệu đồng/tháng. Sau 6 năm, mức lương hiện tại của cô xấp xỉ 3,3 triệu đồng/tháng. Còn lại không được hưởng các chế độ phúc lợi xã hội nên cuộc sống rất vất vả. Bây giờ, lại thêm nỗi lo mất việc. “Trong việc này, quyền lợi của người lao động như chúng tôi bị mất đi thì ai chịu trách nhiệm ? Cơ hội việc làm gần như không còn”, cô T. chia sẻ. Đồng thời mong muốn được các cấp lãnh đạo xem xét để các cô có cơ hội có việc làm ổn định, được bảo vệ quyền lợi chính đáng.

Về phía huyện Thăng Bình, ông Nguyễn Văn Húy, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết, đến nay lãnh đạo huyện vẫn chưa nhận được đơn kiến nghị từ giáo viên mà chỉ mới nghe báo cáo từ Văn phòng UBND huyện (về phản ánh, kiến nghị của giáo viên trên mạng xã hội Facebook). Nhận thấy đây là sự việc quan trọng, chính quyền huyện đã giao Phòng GD&ĐT, Phòng Nội vụ rà soát những nội dung mà các giáo viên phản ánh và dự kiến sẽ có có cuộc họp trong 1-2 ngày đến để bàn bạc hướng giải quyết. 

THU HOÀI

Print

Danh mục theo ngày

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top